top of page

HRBP – XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI

Một trong những sự khác biệt dễ dàng nhận thấy của HRBP và HR truyền thống đó chính là chuyển đổi mô hình nhân sự doanh nghiệp.


Chuyển dịch mô hình nhân sự
Chuyển dịch mô hình nhân sự

Sự ra đời của khái niệm HRBP xuất phát từ mô hình nhân sự do Dave Ulrich đề xuất vào thập niên 90 – và được các nhà lãnh đạo nhân sự áp dụng kể từ đó.

Mô hình HRBP của Ulrich được cấu thành từ 4 thành phần chính sau đây:

  • Chiến lược (Strategic) – thúc đẩy phát triển chiến lược kinh doanh.

  • Tài chính (Financial) – chứng minh giá trị và giảm chi phí tài chính.

  • Thay đổi (Change) – hợp tác và dẫn dắt doanh nghiệp trải qua quá trình thay đổi.

  • Hiệu suất (Performance) – Quản trị và cải thiện hiệu suất của từng nhân viên và đội nhóm.


Trước đó, vai trò của HR bao gồm:

  • Chiến lược (Strategic) – lập kế hoạch, theo dõi, nghiên cứu và phát triển chiến lược.

  • Thực hiện (Execution) – Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhân sự, đưa ra chiến lược và tư vấn quy trình.

  • Quản trị (Administration) – điều phối và lập lịch trình thực hiện quy trình, bao gồm nhập dữ liệu và xử lý biểu mẫu.


Nguyên nhân của sự thay đổi trong mô hình HR

Sự chuyển đổi của bộ phận nhân sự sang vai trò đối tác kinh doanh (HRBP) xuất phát từ nhận thức ngày một gia tăng về tầm quan trọng của việc gắn kết những nỗ lực phát triển nguồn vốn nhân lực với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Nhiều năm trước, quản lý bộ phận có thể yêu cầu HR tuyển dụng cho một vị trí quan trọng, và HR sẽ quản lý quá trình tuyển dụng cho vị trí đó.


Với việc chuyển sang vai trò đối tác kinh doanh, các chuyên gia nhân sự ngàn nay được kỳ vọng chủ động hơn trong quá trình làm việc với quản lý bộ phận – nhằm xây dựng một chiến lược tuyển dụng nhân sự tổng thể. Họ hiểu rõ những gì người quản lý kỳ vọng với nhân viên ở vị trí đó, và tầm quan trọng của điều này đối với các mục tiêu chung của bộ phận.


Lợi ích của ứng dụng mô hình HRBP

  • Đầu mối liên hệ cho người quản lý bộ phận.

  • HRBP hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm của doanh nghiệp và các bên liên quan – nhờ đó, họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

  • Phát triển tài năng và cho phép các nhà quản lý bộ phận làm quen với các hoạt động theo vai trò cụ thể của họ.

  • Hình thành các nhóm chức năng chéo để hoàn thành các dự án phức tạp của doanh nghiệp.

  • Cho phép phòng Nhân sự hỗ trợ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.


CIPD Academy sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin kiến thức về HRBP.

Rất mong sự đón đọc của các bạn!

13 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page